5 hành trang cần chuẩn bị khi sang Nhật Bản làm việc

Thực tập sinh Việt cần mang theo những gì khi sang Nhật? Rất nhiều bạn trước khi sang Nhật đều lo lắng không biết nên và không nên mang theo những gì. Với mức giới hạn hành lý khoảng 30~40kg, chúng ta phải chuẩn bị thế nào thì vừa và đủ cho cuộc sống sắp tới ở một đất nước hoàn toàn xa lạ? 

1. Tiền mặt

   Các bạn nên đổi ra tiền Yên thay vì mang tiền Việt hay các ngoại tệ khác bởi việc đổi tiền tại Nhật cũng sẽ gặp tương đối nhiều rắc rối, nhất là đối với những ai mới nhập cư. Còn việc mang theo bao nhiêu thì tùy vao khả năng kinh tế của bạn và gia đình. Đối với Thực tập sinh, các bạn sẽ trải qua 1 tháng đào tạo sau xuất cảnh và sẽ được cấp dưỡng một khoản tiền sinh hoạt tùy theo Nghiệp đoàn, tối thiểu là 50.000 Yên nên bạn đừng quá lo lắng nhé.

Nhìn chung khi mới sang Nhật các bạn nên chuẩn bị tầm 100.000 Yên (khoảng 1000 USD) để đề phòng bất trắc ban đầu.

 

2. Quần áo & giày dép

   Ở Nhật có các khí hâu đặc trưng của từng vùng, vậy nên bạn cần biết thời điểm và nơi mình sẽ đến để chuẩn bị quần áo. Khí hậu Nhật Bản lạnh hơn ở Việt Nam, bạn nên mang quần áo mùa thu, quần áo rét và một ít quần áo mùa hè (tùy thời điểm). Áo rét có thể mang 1 áo khoác gió dày, áo len, quần bò, bộ quần áo ngủ dày…

Theo kinh nghiệm của các sempai, vào mùa đông nếu các bạn mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ giữ nhiệt tốt hơn một chiếc áo khoác dày. Vì vậy, đừng mang theo nhiều áo rét, sang Nhật mua quần áo cũng rất rẻ (chỉ tầm 1000 đến 3000 yên), áo Nhật rất ấm, nhẹ hơn, chống lạnh tốt hơn áo Việt vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật. Các bạn nên mang 2 bộ vét màu đen (một bộ vét mùa đông, một bộ vét mùa hè, chú ý phải là vét đen) để mặc trong các dịp lễ Tết, khai giảng, bế giảng năm học, đi xin việc v.v. Ngoài ra, nữ có thể mang thêm áo dài và váy dạ hội nếu thích.

Đừng quên mang theo một vài đôi tất, nhưng bạn cũng có thể mua thêm ở các cửa hàng đồng giá.

Ở Nhật Bản, người dân thường xuyên đi bộ, đi xe buýt hay đi tàu điện ngầm nên các bạn nữ chú ý không nên mang ít nhất một đôi giày thể thao hoặc giầy đế bằng để thuận tiện cho việc đi di chuyển.

 

3. Đồ ăn

   Nhật Bản được biết đến như quốc gia đắt đỏ nhất thế giới, kéo theo đó thì đồ ăn ở đây cũng khồng hề rẻ một chút nào. Do vậy các bạn nên chuẩn bị khoảng 1-2kg ruốc (có thể thêm ít mì tôm, các đồ ăn khô gọn nhẹ) để có thể cầm cự trong giai đoạn ban đầu khi chưa quen với đồ ăn và giá cả tại Nhật. Gia vị bên này có khá đầy đủ, trừ hành khô, gia vị nấu phở (vị phở, quế, hồi,...), đồ làm nem (bánh đa nem, mộc nhĩ, nấm hương), đồ nấu canh chua. Nếu có mang thì nên mang những thứ này đi, thỉnh thoảng nấu đồ ăn Việt Nam cho bạn bè các nước. Còn đối với những đồ như nước mắm hay các đồ ăn dễ bám mùi, độ ẩm cao, nhanh hỏng…tốt nhất bạn không nên mang theo bởi:

  • Thứ nhất vì có thể gây ảnh hưởng đến các hành lý khác của bạn: ám mùi, bám bẩn,...
  • Thứ hai có thể mang lại cho bạn rắc rối khi làm thủ tục hải quan nhập cảnh vì vấn đề an ninh. (Có nhiều trường hợp đã bị ép phải bỏ cả hành lý)
  • Những đồ này ở các siêu thị Nhật Bản đều có bày bán với mức giá cũng không quá cao

​​​​​​​

>>Xem thêm: Tổng hợp những thứ bị cấm, bị hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản

 

4. Thuốc uống 

Khi mới sang Nhật Bản, do chưa quen đồ ăn (thường là hải sản) và thời tiết bên Nhật nên một số học sinh bị dị ứng, mắc một số bệnh thông thường như cảm, sốt,... Vì vậy các bạn nên mang theo thuốc chống dị ứng, thuốc đầy bụng khó tiêu, thuốc chống nhiệt. Ngoài ra cũng nên mang theo một số loại thuốc thông thường mà học sinh quen dùng ở Việt Nam như thuốc cảm cúm, thuốc đau đầu, thuốc đau bụng, dầu gió,…để dùng trong thời gian đầu.

 

5. Giấy tờ cần thiết

   Một số giấy tờ cần thiết bạn không thể quên như: Hộ chiếu và vé máy bayĐây là 2 thứ bắt buộc bạn phải có. Hãy để chúng trong hành lý xách tay hoặc lý tưởng hơn là 1 chiếc túi nhỏ có thể đeo theo người.  Đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi! Khi bạn ký gửi hành lý và lấy Boarding Pass (vé lên máy bay) thì nhớ cầm cả Boarding Pass kè kè theo người nữa.

   Ngoài ra khi nhập cảnh Nhật Bản, bạn sẽ được cấp Thẻ ngoại kiều (Thẻ cư trú), có tác dụng như Chứng minh thư tại Việt Nam, bạn nên mang theo khi ra ngoài.

   Các loại giấy tờ như: Học bạ cấp ba, chứng minh thư, Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… Không cần và không nên mang theo, nhỡ thất lạc. Những thứ trên nếu ở Nhật cần thì gia đình bạn có thể scan và gửi qua được, và Nhật cũng chỉ yêu cầu có bản sao là được. Tuy nhiên chắc chẳng bao giờ bạn dùng đến.

 

Những thứ cần thiết khác

- Túi xách đi học, ba lô.. Mang theo một cái là đủ dùng. Bút viết, thước kẻ, sách vở có thể mua được từ cửa hàng 100 yên rất rẻ nên không nên mang nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể mang một chút từ Việt Nam. Ví dụ Một cây viết đen để điền giấy tờ.

- Bát đũa, các vật dụng nhỏ trong nhà, dâu gội đâu, dầu tắm... hạn chế không mang vì sang Nhật rất nhiều và có thể mua được ở của hàng 100 yên rất rẻ. Bạn chỉ nên mang một ít để dùng ngay trong 1,2 ngày đầu mới sang.

- Nhớ không được làm thất lạc các giấy tờ tùy thân như vé máy bay, passport... Về từ điển, chỉ nên mà các cuốn từ điển bỏ túi, hạn chế những cuốn giấy lớn, để không gian chứa những thứ khác có ích hơn.

- Từ điển Kanji (chữ Hán) thì Bảng chữ Hán thông dụng của Đỗ Thông Minh là đủ để sử dụng. - Các loại kim từ điển Anh- Nhật, Nhật-Anh các bạn có thể dễ dàng mua được ở đây.

- Ảnh 3 x 4 và 4 x 6 (mang nhiều theo) Sau khi qua Nhật sẽ phải đi làm thẻ ngoại kiều và người ta đòi ảnh. Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không hề rẻ nên bạn nên mang khá nhiều ảnh theo, đủ dùng trong vài năm (khoảng vài chục tấm nhé), gồm có: ảnh 3x4, ảnh 4x6 Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.

Đăng ký nhận thông tin

ĐƠN HÀNG ĐI NHẬT

Tin tức nổi bật

CHAT VỚI CHÚNG TÔI